Recent Posts

Total Pageviews

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Tỷ Phú Richard Branson Kinh Doanh Với Phong Cách Rock 'N' Roll

Trong hơn 30 năm Richard Branson đã xây dựng và phát triển Virgin thành một trong những tập đoàn thương hiệu thành công nhất thế giới. Bản thân Richard Branson cũng là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất Châu Âu và được đề cử vào chức thị trưởng Luân Đôn.


 



Virgin Group là ai?
Hình thành từ một studio tại Anh Quốc đầu những năm 1970, Virgin Music thành công vang dội với sản phẩm ghi âm gắn liền với những tên tuổi lẫy lừng như Belinda Carlisle, Genesis, Phil Colins, Janet Jackson và The Rolling Stone. Thập kỷ 80 khẳng định tên tuổi của Virgin Music được xếp trong số 6 hãng đĩa lớn nhất thế giới. Năm 1992 Richard Branson bán Virgin Music cho tập đoàn Thorn Emi với mức giá kỷ lục là 1 tỷ USD.
Năm 1984, Richard Branson thành lập Virgin Atlantic Airways. Nhờ tên tuổi Virgin đã bước đầu nổi tiếng nhờ thành công của Virgin Music và bản thân Richard Branson, hãng hàng không Virgin Atlantic với phong cách kinh doanh khác biệt đã phát triển thật nhanh chóng vươn lên vị trí thứ hai tại Anh Quốc trong nhóm các hãng hàng không có máy bay cỡ lớn. Virgin Atlantic dẫn đầu trong việc trang bị các máy bay thân rộng thời bấy giờ như Boeing B747, Airbus A340, từng bước chinh phục các đường bay quan trọng từ Luân Đôn đến New York, Miami, Boston, Los Angeless, Orlando, Las Vegas, rồi đến HongKong, Tokyo, New Delhi, Shanghai, và nhất là các điểm đến du lịch sang trọng trong vùng biển Caribê. Trong những năm gần đây Virgin Atlantic đang thực hiện kế hoạch nâng cấp các chủng loại máy bay hiện đại với ngân sách trên 2 tỷ USD. Lĩnh vực hàng không của Virgin không chỉ dừng lại ở Virgin Atlantic mà tiếp tục hình thành các hãng hàng không giá rẻ đáp ứng nhu cầu thời đại, bao gồm Virgin Blue (Úc và Thái Bình Dương) và Virgin America (Bắc Mỹ) và Virgin Express (Châu Âu).

Theo thống kê sơ bộ tập đoàn thương hiệu Virgin ngày nay sau hơn 30 năm phát triển đã có đến 100 lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khác nhau. Trong lĩnh vực vận tải và du lịch, ngoài thương hiệu chính Virgin Atlantic còn có các hãng vận chuyển tàu hỏa ở Châu Âu như Virgin Trains; hãng du lịch Virgin Vacations ở Mỹ; Virgin Vie là nhãn hiệu mỹ phẩm và trang sức được phân phối trong chuỗi cửa hàng mang tên Virgin Cosmetics. Trong lĩnh vực đồ uống Virgin tham gia thị trường với Virgin Cola và nổi bật nhất là hệ thống phân phối rượu vang cùng với các thương hiệu rượu vang phong phú gắn nhãn Virgin, có mặt từ các nguồn rượu vang uy tín của Pháp, Italy, Úc và Nam Mỹ. Trong lĩnh vực truyền thông và giải trí, tiếp theo tên tuổi lừng danh Virgin Records là Virgin Radio được phát sóng và kinh doanh quảng cáo không chỉ tại Châu Âu mà gần đây lan sang một số nước Châu Á. Bên cạnh đó hệ thống siêu cửa hàng sản phẩm âm nhạc phần cứng như các loại băng đĩa và ấn phẩm được phát triển dưới thương hiệu Virgin Megastores cũng được khách hàng hưởng ứng.

Một thương hiệu nổi bật đáng kể khác là Virgin Mobile kinh doanh mạng di động và phân phối điện thoại di động đang làm ăn phát đạt tại Mỹ và Châu Âu. Hệ thống thẻ tín dụng Virgin Credit Card cũng chiếm lĩnh số lượng khách hàng quen thuộc của Virgin kể từ 2002 tại Anh và 2003 Úc.

Kinh doanh với phong cách Rock ‘n’ Roll
Có thể nói phong cách của Richard Branson ảnh hưởng rất đậm vào phong cách kinh doanh trong toàn thể tập đoàn thương hiệu Virgin. Cái được gọi là phong cách Rock ‘n’ Roll là lời mô tả sống động nhất phong cách làm việc và hưởng thụ cuộc sống của mọi cá nhân trong Virgin. Đây là nơi mà mọi người được kinh doanh trên sở thích cá nhân của mình chứ không phải làm những việc bắt buột hay gượng ép.
Tại Virgin Group tất cả mọi thành viên đều được quyền đề xuất ý tưởng kinh doanh. Trong trang web của tập đoàn Virgin toàn cầu dành các biểu mẫu đề xuất ý tưởng sản phẩm và ý tưởng kinh doanh mới cho Virgin. Các ý tưởng này được tập hợp và phân tích để đi đến những quyết định đầu tư mới hay thiết lập những đơn vị kinh doanh mới.
Quan điểm chiến lược của Virgin là thành lập rất nhiều các công ty nhỏ thay vì tập hợp thành những cơ chế lớn và quy trình quản lý nhiều tầng nấc. Như vậy cơ chế công ty nhỏ tạo ra lợi thế là tạo ra năng lực thích ứng nhanh với thị trường và cạnh tranh. Mặc dù vẫn tồn tại ẩn số của tổng chi phí cố định về quản lý và tổng chi phí cố định về quảng bá thương hiệu, cơ chế này vẫn chứng tỏ sức lan rộng mạnh mẽ theo chiều ngang cho Virgin trong hai thập kỷ qua, biến một doanh nghiệp cá nhân thành một tập đoàn doanh số vài tỷ USD trong vòng 2 thập kỷ, và tạo ra một trong những thương hiệu có giá trị và được ngưỡng mộ nhất.
Phong cách Rock ‘n’ Roll được mô tả từ văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Virgin. Đó là sự cân bằng giữa công việc và giải trí, giữa cống hiến và hưởng thụ. Môi trường làm việc năng động và thoải mái làm nâng cao giá trị cá nhân (con ngừơi) và năng lực sáng tạo.

Điều duy nhất mà chúng tôi có thể phát hiện ra đối với Virgin là (khả dỉ) thiếu một phần sức mạnh và sự tinh thông của yếu tố chiến lược (strategy) và tính nhất quán (consistency).


Richard Branson là ai?
Richard Branson không chỉ nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ và trong giới kinh doanh tại Châu Âu, Bắc Mỹ mà bản thân Richard Branson, trước tiên, là một thương hiệu cá nhân. Sớm nổi tiếng ngay từ thời sinh viên với việc ra đời tạp chí Student Magazine, song song với những thành công trong kinh doanh, Richard Branson còn là một nhà thám hiểm chuyên nghiệp với nhiều kỷ lục thế giới được xác lập. Richard Branson là một trong những người khởi xướng phong trào bay khinh khí cầu trên khắp hành tinh và bản thân xác lập kỷ lục bay khinh khí cầu qua Đại Tây Dương. Người tiêu dùng khắp thế giới ngưỡng mộ các sản phẩm và thương hiệu Virgin luôn liên tưởng đến cá nhân Richard Branson với những tính cách nổi bật, thân thiện, hóm hỉnh và thích mạo hiểm.

Bằng những nỗ lực bền bỉ của mình ngay từ những năm còn đi học. Richard Branson là hiện thân của thanh niên Châu Âu ngày nay về sự dấn thân, tính phiêu lưu và nỗ lực cá nhân bền bỉ; là hiện thân của các giá trị cơ bản trong một thời đại mà cuộc sống bị tác động bởi những tham vọng cá nhân, lối sống gấp, không gian ảo, thế giới vật chất lấn át những giá trị truyền thống. Phong cách cá nhân của Richard Branson góp phần hình thành trào lưu sống thật, sống với thiên nhiên và hài hòa giữa công việc, rèn luyện bản thân, chia sẻ và hưởng thụ lành mạnh.

Tính cách điển hình của Virgin và Branson là theo đuổi các giá trị cơ bản; sáng tạo trong hành động và thực hiện công việc với phong cách khôi hài khác người từ đó tạo ra sự khác biệt và hấp dẫn của sản phẩm. Thương hiệu cũng là một yếu tố chủ đạo trong tư duy kinh doanh của Virgin. Một yếu tố bên ngoài được xem là quan trọng trong quan điểm của Richard đó lại là yếu tố may mắn. 

Năm 1999 Hoàng gia Luân Đôn phong tặng ông tước hiệp Hiệp sĩ. Kể từ đây, Ngài Richard Branson thực sự trở thành con người của công chúng, tài sản văn hóa của quốc gia, và của cộng đồng quốc tế.

Những chiêm nghiệm từ hàng chục năm dấn thân, mạo hiểm, sáng tạo và nhiều quyết định đinh doanh khá cảm tính. Giờ đây, ở lứa tuổi 55, ông đã tái xác lập chiến lược giai đoạn xắp tới bằng những điều chỉnh quan trọng. Có thể thấy rõ nhất là quyết định thu hẹp các chủng loại ngành hàng kinh doanh của Virgin, thay vào đó là nỗ lực theo hướng mở rộng thị trường và các hệ thống phân phối quốc tế cho các chủng loại sản phẩm có thế mạnh và phù hợp với xu hướng thị trường. Trong đó vai trò của thương hiệu Virgin là một lợi thế mạnh mẽ.

Thương hiệu Virgin trong chiến lược phát triển
và những điều học được từ Virgin…


Sau một thời gian phát triển hầu như không hạn chế Virgin đã mở rộng quá nóng làm cho số lượng nhóm sản phẩm tăng đến mức khó kiểm soát được và tạo ra áp lực quá lớn cho việc đầu tư tài chính. Chiến lược của Virgin trong những năm kế tiếp vì vậy không ưu tiên phát triển rộng theo chủng loại ngành hàng, mà đi vào chiều sâu có lựa chọn đồng thời tập trung cho chiến lược phát triển thị trường toàn cầu cho một số dòng sản phẩm có thế mạnh theo nguyên lý cơ bản “sản phẩm hiện tại –> thị trường mới”.

Mặc dù một số nhà phân tích chuyên môn cho rằng sự mở rộng quá mức của Virgin là một thất bại, điểm hình là doanh số của Virgin diễn biến theo chiều ngang liên tiếp trong 3 năm (kể từ sau sự kiện 11-9). Nhưng thực ra có thể lý giải một phần kết quả này từ suy thoái chung của ngành hàng không, mà Virgin Atlantic là một thành viên. Còn lại thì một phần cũng (thực sự) bởi quá nhiều dự án kinh doanh mở rộng vào những ngành nghề vượt ra ngoài năng lực quản lý và năng lực của chính thương hiệu Virgin (Brand Equity). Trong vấn đề chuyên môn này, chúng tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm rằng khi mở rộng một thương hiệu cho các dòng sản phẩm khác nhau các yếu tố quyết định đến sự thành công bao gồm (không giới hạn) các yếu tố: (a) khai thác giá trị (brand equity) hiện thời của thương hiệu; (b) nhắm đến cùng một nhóm khách hàng; (c) khác biệt và hấp dẫn so với các sản phẩm cạnh tranh; (d) thị trường còn đầy tiềm năng; và quan trọng (e) chi phí cố định phải nhỏ hơn “gấp hai lần”. 

Thực tế nhiều doanh nghiệp hay thương hiệu muốn mở rộng sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh nhưng các lĩnh vực này thiếu sự tương hỗ lẫn nhau cuối cùng thay vì khai thác lợi thế và giảm chi phí thì xảy ra hiện tượng đầu tư mới với chi phí gấp đôi hoặc hơn, ví dụ như (1) phải phát triển cả một hệ thống phân phối mới; (2) quảng bá thương hiệu từ con số không, bởi khách hàng khác hẳn; (3) đầu tư sản xuất và nghiên cứu hoàn toàn mới; (4) phải xây dựng những hình ảnh “trái ngược nhau“ cho cùng một thương hiệu ban đầu.  
  

> Chuyện kể thêm về Richard Branson..

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Ricky (Richard) một lần bị mẹ cậu thả xuống khỏi xe cách nhà 
đến vài dặm và yêu cầu cậu phải tự mình tìm đường đi bộ băng qua cánh đồng để về 
nhà. Một lần khác khi chưa đến 12 tuổi cậu bị mẹ buộc phải đạp xe đạp chở cô em gái 
đến trường cách nhà 50 dặm. Cậu phải tự mình tìm ra lối đi trong bóng đêm lúc trời còn
chưa sáng, và phải tự mình tìm nước uống dọc đường. 
    
Đó là những bài học đầu tiên của Richard Branson về nghị lực, cách thức xác định 
phương hướng, sức chịu đựng và trách nhiệm. Những thử thách về sức khỏe, sự dẻo dai 
và sức chịu đựng bản thân cứ diễn ra liên tục trong suốt những năm tuổi trẻ của Richard. 
    Dần dần chính ông tự đặt ra những thử thách nguy hiểm cho bản thân như một sự tích 
    lũy sức lực cũng như lòng can đảm cho một nhà thám hiểm và một doanh nhân thành 
    đạt của tương lai.
    
Richard Branson là nhà thám hiểm nổi tiếng. Ông là người nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới 
về thể thao và mạo hiểm: đi du thuyền vượt Đại Tây Dương; bay khinh khí cầu vượt Đại 
Tây Dương với tốc độ nhanh nhất; bay khinh khí cầu vượt qua Bắc cực. Kỷ lục mà 
Richard chưa đạt được là đợt bay khinh khí cầu vòng quanh thế giới do thất bại giữa 2/3 
chặng đường, từ Marốc đến Hawaii thì gặp thời tiết xấu và bản thân ông thì may mắn 
thoát chết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blogger Gadgets