Đáp: Nếu chúng ta xem nhà sản xuất là nhà sáng tạo số một bởi vì họ tạo ra của cải, vật chất cho xã hội thì nhà phân phối là nhà sáng tạo số hai bởi vì họ là người giúp lưu thông dòng của cải, vật chất đó. Trong kinh doanh truyền thống, nhà sản xuất xây dựng hình tháp các tổng đại lý, đại lý buôn bán lẻ và hỗ trợ rất nhiều cho các chương trình quảng cáo khuyến mãi.
Còn trong kinh doanh theo mạng, nhà sản xuất xây dựng hình tháp người tiêu dùng, dựa vào chính sách thưởng để khuyến khích người tiêu dùng tìm kiếm người tiêu dùng khác. Theo đánh giá của các chuyên gia về quảng cáo, quảng cáo truyền miệng là loại quảng cáo hữu hiệu nhất, kinh doanh theo mạng sử dụng ưu thế này trong việc truyền bá sản phẩm của mình.
Hỏi: Bán hàng kiểu truyền miệng như vậy có lẽ chỉ thích hợp với các công ty nhỏ, khi số lượng hàng bán không nhiều?
Đáp: Tuy bán hàng kiểu "mách cho nhau", truyền miệng nhưng doanh số lại rất lớn chứ không nhỏ như nhiều người tưởng.
Chúng ta thử ví dụ: Ban đầu nhà sản xuất tìm cho mình 5 khách hàng, mỗi khách hàng lại tìm cho mình 5 khách hàng nữa, như vậy là đã có 25 khách hàng ở tầng 2. Mỗi khách hàng ở tầng 2 tìm thêm 5 khách hàng nữa thì ở tầng 3 đã có 125 khách hàng, cứ tiếp tục như vậy đến tầng 4 nhà sản xuất có 625 khách hàng, đến tầng 5 có 3125 khách hàng và đến tầng 6 nhà sản xuất có 15625 khách hàng.
Tổng cộng sau 6 tầng nhà sản xuất có gần 20 ngàn khách hàng. Nên nhớ rằng đây không chỉ là 20 ngàn khách hàng mà còn là 20 ngàn nhà phân phối và nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở 5 khách hàng đầu tiên (tầng 1) mà còn mở rộng ra nữa. Một công ty bán hàng theo kiểu truyền thống khó mà xây dựng một hệ thống nhà phân phối lớn như vậy.
Doanh thu hàng năm của kinh doanh theo mạng trên thế giới khoảng vài mươi tỷ đô la Mỹ với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 30%.
Hỏi: Dù sao, bán hàng mà không quảng cáo vẫn không hấp dẫn người tiêu dùng. Ai dám tin vào sản phẩm không quảng cáo?
Đáp: Chúng ta thử tìm xem đã có ai quảng cáo xe Dream II chưa? Tự bản thân chất lượng hàng hóa là một quảng cáo siêu việt nhất. Người tiêu dùng là quan tòa phán xét có nên dùng sản phẩm nào đó hay không chư không phải quảng cáo.
Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì kinh doanh theo mạng là loại hình kinh doanh siêu quảng cáo chứ không phải không có quảng cáo. Bởi vì, các công ty kinh doanh theo mạng sử dụng chính người tiêu dùng làm người quảng cáo và vì vậy để tồn tại và phát triển được, các công ty kinh doanh theo mạng phải sản xuất những mặt hàng độc đáo và có chất lượng cao.
Hỏi: Ai có thể tham gia được vào kinh doanh theo mạng?
Đáp: Yêu cầu đầu tiên đó là người tham gia phải đủ 18 tuổi, còn lại chỉ là mong muốn . Khi ký hợp đồng kết nối vào mạng lưới Distributor, Bạn chỉ là khách hàng bình thường của công ty như muôn ngàn khách hàng khác. Khi Bạn xây dựng mạng lưới khách hàng càng lớn, Bạn càng gắn chặt hơn với công ty và khi Bạn đã ở đỉnh cao của thành đạt, Bạn có thể trở thành 1 cổ đông lơn của cty.
Việc tham gia vào mạng lưới khách hàng của công ty chỉ đơn giản như vậy, đơn giản như khi Bạn đủ 6 tuổi thì có thể vào học lớp một ở trường phổ thông. Nếu một đứa trẻ lớp một có thể mơ ước thành kỹ sư, bác sĩ hay bất kỳ một ai mà nó muốn thành thì một Distributor mới ký hợp đồng cũng có thể mơ ước mức thành đạt bao nhiêu tùy ý, còn kết quả lại tùy thuộc vào sự phấn đấu của Bạn.
Hỏi: Nhưng tôi phải bỏ ra bao nhiêu tiền mới được tham gia và cụ thể số tiền tôi thu được trong kinh doanh mạng là bao nhiêu?
Đáp: Có thể nói đầu tư ban đầu không đáng kể, chỉ cần Bạn ký hợp đồng, mua bộ tài liệu đầu tiên để có kiến thức và sử dụng một số sản phẩm của công ty là đủ. Nên nhớ là việc Bạn dùng sản phẩm là đầu tư cho bản thân bạn chứ không phải cho công ty. Còn thu nhập của Bạn hoàn toàn phụ thuộc vào Bạn chứ không phải vào công ty.
Trong kinh doanh theo mạng, Bạn là chủ doanh nghiệp của Bạn. Bạn tự xác định thời gian, Bạn tự đặt mục đích của mình. Nếu Bạn muốn kiếm 50-100 đô la Mỹ một tháng, Bạn tự tính toán thời gian và công sức để có thể đạt được như vậy. Còn Bạn muốn kiếm gấp 100 lần như vậy, Bạn cũng sẽ đạt được. Tất cả phụ thuộc vào mục đích mà Bạn tự đặt ra.
Hỏi: Như vậy kinh doanh theo mạng không đòi hỏi đầu tư gì nhiều mà thu nhập lại rất cao. Đây có phải là chiêu thức dụ dỗ người nhẹ dạ không?
Đáp: Có một quy luật: muốn có kết quả tương đương, người đầu tư ít tiền thì phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn. Cho nên đầu tư ban đầu trong kinh doanh theo mạng không lớn thì đầu tư bản thân phải rất lớn.
Bạn có biết bà Rowling, tác giả truyện thiếu nhi nổi tiếng Harry Porter không, sẽ không đúng nếu nói bà chỉ tốn tiền giấy mực thôi mà trở thành tỷ phú đô la. Ở đây kinh doanh theo mạng cho chúng ta một khả năng chứ không phải một sự hứa hẹn. Có một loại hình lừa đảo, được gọi là hình tháp ảo, dùng chiêu thức dụ dỗ người nhẹ dạ cả tin.
Đúng hơn loại hình này đánh vào lòng tham của những người chỉ thích làm ít, đầu tư ít mà có tiền nhiều. Thoạt nhìn chúng ta thấy hình tháp ảo có vẻ giống như kinh doanh theo mạng. Họ cũng mở công ty, cũng bán hàng nhưng là những mặt hàng không có giá trị, bị đội giá lên nhiều lần.
Người tham gia chỉ bỏ ra ít tiền với hy vọng sau vài tháng có một thu nhập khổng lồ. Chính hình tháp ảo này làm ảnh hưởng rất lớn đến các công ty kinh doanh theo mạng vì sự ngộ nhận của xã hội.
Hỏi: Vậy thì làm sao một người mới bắt đầu tham gia phân biệt được đâu là kinh doanh theo mạng, đâu là hình tháp ảo?
Đáp: Cũng rất may là nhà nước ta đang chuẩn bị ban hành bộ luật về kinh doanh đa cấp độ (MultiLevel Marketing) để nhận dạng và loại những công ty hình tháp ảo. Còn hiện tại chúng ta có thể tự phân biệt kinh doanh theo mạng và hình tháp ảo bằng một số phương pháp như:
Sản phẩm: Phải là mặt hàng độc đáo, chất lượng cao, dùng thường xuyên. Thường khó đánh giá chất lượng sản phẩm nếu chỉ nhìn bề ngoài hoặc dựa vào một số giấy chứng nhận chất lượng. Vì vậy người tiêu dùng nên xem xét có ai đã dùng sản phẩm chưa, kết quả thế nào.Nếu cảm thấy vẫn chưa yên tâm thì nên xét thêm những yếu tố khác.
Thu nhập: Thu nhập phải bình đẳng giữa người trước và sau. Nếu Bạn cảm thấy là người vào trước có lợi hơn người vào sau thì đó là hình tháp ảo. Nếu Bạn không chứng minh được người vào sau có thể có thu nhập cao hơn người vào trước nhiều lần thì không nên tham gia.
Hỏi: Có lẽ chỉ có những người thất nghiệp mới cần tham gia kinh doanh theo mạng bởi vì họ không có tiền nhiều?
Đáp: Thậm chí ngược lại. Những người thất nghiệp thường là những người không có khả năng làm việc độc lập, họ phải dựa vào ông chủ chịu thuê và vì chưa tìm được ông chủ chịu thuê họ nên họ bị thất nghiệp. Còn kinh doanh theo mạng đòi hỏi tính độc lập, ý chí vươn lên rất cao của từng cá nhân trong hệ thống.
Kinh doanh theo mạng giúp cho mỗi Distributor tự hoàn thiện bản thân trong quá trình phấn đấu để thành đạt. Mặt khác, để trở thành khách hàng của công ty kinh doanh theo mạng thì ai cũng tham gia được.
Đã có nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học, doanh nhân. lại có những công nhân, nông dân, thợ hớt tóc ký hợp đồng để sử dụng sản phẩm của công ty kinh doanh theo mạng với giá ưu đãi. Nhiều người ban đầu ký hợp đồng chỉ đơn giản là để sử dụng sản phẩm, sau đó họ chợt nhận ra sức mạnh của doanh nghiệp và họ dần dần trở nên chuyên nghiệp.
Hỏi: Tôi chỉ muốn xây dựng mạng lưới chứ không muốn dùng sản phẩm có được không?
Đáp: Được. Tuy nhiên bạn sẽ chẳng có đồng hoa hồng nào cả. Vì thu nhập của Bạn dựa trên sự lưu thông hàng hóa chứ không dựa trên sự lôi kéo người khác.
Hỏi: Sản phẩm của các công ty kinh doanh theo mạng thường kỳ lạ và giá quá cao?
Đáp: Các công ty kinh doanh theo mạng không chọn mặt hàng đại trà mà kinh doanh công nghệ cao với chất lượng tuyệt hảo. Ông bà ta nói "tiền nào của nấy" để nhắc nhở chúng ta đừng ham của rẻ. Tuy nhiên giá sản phẩm của các công ty kinh doanh theo mạng thường rẻ hơn nhiều do với giá sản phẩm với chất lượng tương tự trong kinh doanh truyền thống do tiết kiệm chi phí ở các khâu trung gian.
Cũng cần nhắc thêm, Bạn phải cẩn thận với các công ty hình tháp ảo, họ chỉ bán những sản phẩm rẻ tiền nhưng đội giá lên thật cao để lấy tiền chi cho những người lôi kéo.
Hỏi: Làm sao tôi biết được sản phẩm nào chất lượng thật, sản phẩm nào kém nhưng bị đội giá?
Đáp: Chỉ có người sử dụng mới trả lời được giá tiền mua có phù hợp hay không. Có hai cách để Bạn quyết định nên dùng sản phẩm hay không:
• Bạn có lòng tin vào người giới thiệu Bạn hoặc trực tiếp tìm hiểu ở những người đã sử dụng.
• Bạn nghiên cứu để hiểu rõ sản phẩm, khi đó Bạn đủ tự tin để dùng thử sản phẩm.
Thường rất nhiều người hay quan tâm đến giá cả của sản phẩm, trên thực tế chất lượng và nhu cầu sử dụng sản phẩm quan trọng hơn nhiều.
Hỏi: Tại sao các công ty kinh doanh theo mạng không chịu phát tờ bướm trong đó ghi rõ thành phần, công thức, giấy đăng ký chất lượng. Như vậy dễ thuyết phục người tiêu dùng hơn không?
Đáp: Bạn thử tưởng tượng, Bạn vừa bước ra khỏi siêu thị, có người phát cho Bạn tờ bướm với đầy đủ nội dung như Bạn vừa nêu và còn khẳng định đây là hàng cực tốt, Bạn có chạy ngay đến địa chỉ ghi trong tờ bướm để mua hàng không?
Giả sử trong tờ bướm ghi là số lượng sản phẩm hạn chế, chỉ ưu tiên cho ai đến trước, Bạn có chạy ngay đến để "xí chỗ" không? Kinh doanh theo mạng dựa trên giao tiếp giữa con người với con người. Bạn có thể mới gặp người giới thiệu lần đầu tiên, Bạn có thể chưa hề nghe đến sản phẩm đó, nhưng phong thái nói chuyện, tư cách và hưng phấn của người giới thiệu có thể gây cho bạn niềm tin, sự cảm tình và Bạn có thể đồng ý thử ngay sản phẩm.
Những tờ bướm, hướng dẫn. chỉ giúp cho bạn 3% ý thức còn giao lưu chính là ở tiềm thức (chiếm đến 97%), mà giao lưu tiềm thức chỉ có trong giao tiếp giữa con người với con người, máy móc, kỹ thuật không làm thay được.
Hỏi: Nhiều công ty kinh doanh theo mạng bán thực phẩm nhưng lại tuyên truyền về tính năng trị bệnh như một loại thuốc. Có phải để lừa đảo người tiêu dùng?
Đáp: Tâm lý chung hiện nay của hầu hết mọi người là cái gì trị được bệnh đó phải là thuốc.
Tôi kể một câu chuyện sau: Trước đây, các thủy thủ đi xa bờ lâu ngày khi về hay bị căn bệnh được gọi là Scobut. Bệnh này rất nguy hiểm và gây chết người. Năm 1930, một nhà hóa học người Hungary tên là Szent Gyorgyi đã dùng dịch chiết từ quả ớt cựa gà hoặc dùng nước chanh để chữa bệnh Scobut.
Rõ ràng chúng ta không thể gọi ớt hoặc chanh là thuốc được. Mỗi một loại cây cỏ có một chất sống riêng, chưa có nhà máy nào tổng hợp được. Các chất sống đó hỗ trợ rất nhiều cho việc phòng bệnh và trị bệnh của cơ thể, đặc biệt trong việc chống oxy hóa và ngăn ngừa những bệnh ung thư, tim mạch.
Việc sản xuất các loại thực phẩm, được chiết xuất từ các loại cây cỏ đã được dân gian công nhận đang rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Ngoài ra việc cung cấp thường xuyên thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể sẽ giúp cho cơ thể đào thải các chất độc, tự hồi phục dần dần, hệ miễn nhiễm làm việc tốt hơn và cơ thể trở nên khỏe mạnh.
Đây là quá trình tự nhiên chứ không có gì phóng đại và việc ngày càng có nhiều công ty sản xuất những loại thức ăn bổ dưỡng là hợp với quy luật phát triển.
Ngoài ra, Bộ Y tế nước ta đã có những công văn quy định rõ ràng việc xét chọn loại nào là thực phẩm, loại nào là dược phẩm chứ không thể tùy tiện muốn gọi thế nào cũng được.
Hỏi: Khi nghe một số người kể là họ hết bệnh này bệnh nọ một cách khó tin, nhiều bác sĩ có tên tuổi khẳng định là trên lý thuyết không thể có loại thuốc nào lại trị "bá bệnh" như vậy. Có phải các công ty kinh doanh theo mạng muốn bán được hàng thì phải nhờ một số "có mồi" để phóng đại các tác dụng sản phẩm của họ? Đã có một số bài báo phê phán những công ty bán "thần dược" chữa "bá bệnh"!
Đáp: Đúng là trên thế giới không có loại thuốc trị "bá bệnh". Tuy nhiên cơ thể con người là một bộ máy hoàn hảo, khi bộ máy này làm việc tốt thì nó có thể tự trị mọi loại bệnh tật.
Các loại thực phẩm cao cấp của các công ty kinh doanh mạng chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình tự đào thải, tự hồi phục của cơ thể và qua đó giúp cho "bộ máy - cơ thể" làm việc tốt. Khi "bộ máy - cơ thể" làm việc tốt, nó tạo ra nhiều kết quả có vẻ "kỳ lạ", nhưng đó là thực tế.
Để kiểm tra xem những lời kể của ai đó là "thật" hay "bịa" không khó, chỉ mất công tìm hiểu một tý, tuy nhiên nhiều người quá tin tưởng vào "kiến thức" của mình đến nỗi vội "phán" ngay là vô lý.
Có một câu chuyện tương tự về các nhà "thông thái bảo thủ" như sau:
Zénobe Gramme (Dê-nốp Gram) là một nhà kỹ thuật điện người Bỉ có tài ở thế kỷ 19. Xuất thân ông là thợ mộc, vì ham mê sáng chế phát minh mà đến năm đã 30 tuổi ông vẫn quyết tâm bỏ nghề, đi sang thủ đô Pháp để học và nghiên cứu.
Sau nhiều năm thí nghiệm, ông đã sáng tạo được một kiểu máy phát điện mới, hoạt động theo nguyên tắc tự kích thích, về sau gọi là máy Gram. Nhưng khi ông đề nghị được trình bày phát minh đó trước một phiên họp của viện Hàn Lâm khoa học Pháp, thì nhiều viện sĩ có tên tuổi kịch liệt phản đối: " Làm gì có chuyện vô lý thế! Không cần đến nam châm vĩnh cửu thì tạo ra dòng điện thế nào được"
Cần nói thêm là, lúc bấy giờ điện vẫn còn là điều bí ẩn, và người ta mới chỉ biết tạo ra dòng điện nhờ nam châm vĩnh cửu.
Gram bèn mang chiếc máy của mình đến gặp một giáo sư chuyên về điện nhờ xem giúp. Vị giáo sư kiên quyết không xem: " Tôi chẳng cần phải xem, khi tôi đã biết chắc rằng về lý thuyết không thể có chuyện đó được!" .
Nhưng thực tiễn mạnh hơn lý thuyết. Chỉ ít năm sau máy Gram đã chinh phục được các nhà kỹ thuật điện khắp thế giới và danh tiếng của anh thợ tự học có tài cũng vang xa.
Người ta kể rằng, sau này khi lý thuyết về điện đã phát triển sâu hơn và trong một buổi nghe giới thiệu những cơ sở toán học với rất nhiều dấu tích phân của chiếc máy điện tự kích thích. Zénobe Gramme đã cười và nói những người ngồi bên:
- Nếu trước đây tôi cứ đắm đuối trong những mớ "cỏ ngỗng" (chỉ những dấu tích phân) này, thì có lẽ đến bây giờ chiếc máy phát điện của tôi vẫn chưa ra đời được!
Vậy đó, tôi dám khẳng định rằng những người phê phán sản phẩm hoặc ngành kinh doanh theo mạng là những người chưa hề dùng sản phẩm hoặc chưa hề tìm hiểu, nghiên cứu về kinh doanh theo mạng một cách nghiêm túc.
Hỏi: Dù sao đã có bài báo dẫn chứng cụ thể về ông A, bà B nào đó tuyên truyền thuốc bá bệnh, lừa người tiêu dùng. Không thể nói tác giả bài báo nói bậy được.
Đáp: Bạn mua bia Heineken về uống và mua phải bia giả. Bạn có viết đơn lên tòa soạn tố cáo hãng bia Heineken lừa bạn không?
Chắc chắn Bạn hiểu là hãng bia Heineken không có lỗi mà do một kẻ lừa đảo nào đó đã làm giả đem bán cho Bạn. Cũng vậy, sau khi ký hợp đồng Bạn chỉ là khách hàng thường xuyên của công ty, trong các điều khoản hợp đồng bao giờ cũng ghi rõ Bạn không phải là nhân viên của công ty, Bạn phải nói đúng về tính năng, tác dụng của sản phẩm và Bạn chỉ mua đủ dùng chứ không được biến nhà Bạn thành kho hàng.
Tuy nhiên vẫn có ông A, bà B nào đó tự xưng là nhân viên của công ty hoặc cố tình nói sai tác dụng của sản phẩm để lừa người tiêu dùng. Nên lên án chính ông A, bà B nào đó chứ không nên lên án công ty.
Ngoài ra, tại nước ta các công ty thương mại nước ngoài chưa được phép mở chi nhánh tại Việt Nam , các công ty đó phải thông qua đối tác. Nếu đối tác cố tình trốn thuế, buôn lậu hoặc thực hiện các hành vi sai pháp luật khác thì công ty nước ngoài cũng bị ảnh hưởng lây. Cần đánh giá, xem xét kỹ vấn đề trước khi lên án.